Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Tiền lương đóng BHXH từ năm 2016 có thực sự tăng, hay chỉ là sự cụ thể hóa về lộ trình đóng BHXH?

Đăng : 24/11/2015 02:03 PM

Việc xác định Tiền lương đóng bảo hiểm xã hiểm bắt buộc như thế nào ảnh hưởng trực tiếp tới nghĩa vụ đóng bảo hiểm của doanh nghiệp, của người lao động. Ở đây không chỉ là vấn đề tài chính mà còn cả vấn đề trách nhiệm pháp lý, nhiều khi doanh nghiệp “vô tình” vi phạm pháp luật mà không hay biết. Chính vì vậy đây đã là chủ đề luôn “hót” trong suốt thời gian qua, đặc biệt kể từ khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 được ban hành.

Bài viết này, Chúng tôi sẽ trao đổi một số nhận định và quan điểm về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo khung thời gian cụ thể, mốc là ngày 01/07/2013.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội 2016 có thực sự tăng ?

1. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày 01/07/2013

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 94 Luật BHXH 2006 đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Theo quy định tại Chương 6 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì tiền lương và các khoản phụ cấp lương là hai khoản khác nhau.

Như vậy, căn cứ quy định thời kỳ này thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động không bao gồm các khoản phụ cấp (Đây cũng là nội dung thể hiện trong Công văn số 1374/BHXH-BT ngày 16/04/2012 của Bảo hiểm xã hội về việc tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH).

2. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/07/2013 đến nay

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 94 Luật BHXH 2006 đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Theo Điều 90 Bộ luật lao động 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/05/2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành thì tiền lương bao gồm bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cụ thể:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động2012. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

-  Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

- Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Đồng thời, theo Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì Công văn số 1374/BHXH-BT ngày 16/04/2012 của Bảo hiểm xã hội về việc tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hết hiệu lực từ 01/07/2013(Đây cũng là lý do tại sao Chúng tôi lấy ngày 01/07/2013 làm mốc - thời điểm mà văn bản chuyên ngành của cơ quan bảo hiểm hướng dẫn về tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo tinh thần cũ (tiền lương và phụ cấp lương là hai khoản khác nhau) đã chấm dứt hiệu lực).

Như vậy, tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao độngtheo quy định hiện hành bao gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Đến khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 ra đời (ngày 01/01/2016 sẽ có hiệu lực) thì theo Khoản 2 Điều 5, Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Do đó, theo quan điểm của Chúng tôi quy định về tiền lương tháng đóng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 là sự quy định cụ thể và xác định rõ lộ trình áp dụng mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, chứ không phải là việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội lên như nhiều người đang tranh cãi.

3. Mức lương và các khoản phụ cấp lương sẽ bị tính đóng BHXH từ 1/1/2016

Theo điều 17 nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH 2014 thì: 

"Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động"

Theo đó, từ 1/1/2016 đến 21/12/2017 tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH là Lương và các khoản phụ cấp lương theo pháp luật lao động. Vậy, phụ cấp lương tính đóng BHXH bao gồm những khoản nào? 

Điều này được quy định rõ tại điều 3 thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nghị định 05/2015/NĐ-CP, theo đó:

"1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại điều 93 Bộ luật lao động và Điều 7, khoản 2 điều 10 nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 Bộ luật lao động, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động."

 

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra kết luận về tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH từ 1/1/2016 đến 31/12/2017 sẽ bao gồm: 

- Lương cơ bản(không thấp hơn mức lương tối thiểu);

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Phụ cấp khu vực…

Trên thực tế mặc dù chưa triển khai, nhưng chắc chắn sẽ có những điều chỉnh và hướng dẫn thi hành luật cụ thể, như việc "nếu HĐLĐ chỉ ghi lương, còn các phụ cấp khác ghi chung chung là "theo quy chế công ty" thì hồ sơ sẽ bao gồm những gì?? .....

Trên đây là một số nhận định và quan điểm của Chúng tôi, rất mong được trao đổi cùng các bạn. 

Dịch vụ đại lý thuế Địa Nam


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789