Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Hướng dẫn hạch toán chi phí dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Đăng : 12/12/2020 10:54 AM

Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng. Vậy điều kiện cần để là dự phòng bảo hành công trình xây dựng? Khi nào là thời điểm lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng? Hạch toán như thế nào?

Bài viết dưới đây Đại lý Thuế Địa Nam xin gửi đến quý bạn đọc quy định về dự phòng bảo hành xây dựng cũng như cách hạch toán loại chi phí này.

                                  Ảnh minh họa (nguồn: internet)

1. Điều kiện để là dự phòng bảo hành công trình xây dựng:

Dự phòng bảo hành công trình xây dựng được ghi nhận phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng là giá trị được ước tính hợp lý nhất. Về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.

2. Thời điểm lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng

- Dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp. Và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập. Lớn hơn chi phí thực tế phát sinh. Thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”.

- Khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Lưu ý về dự phòng bảo hành công trình xây dựng:

– Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.

– Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai. Trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn. Thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng. Và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.

– Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.

3. Cách hạch toán

a, Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 352: Dự phòng phải trả (3522).

b, Chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…

* Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện việc bảo hành công trình xây dựng:

- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành

Nợ TK 621, 622, 627,…

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ

Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621, 622, 627,…

- Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng

Nợ TK 352: Dự phòng phải trả (3522)

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)

Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

* Trường hợp giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài thực hiện việc bảo hành

Nợ TK 352: Dự phòng phải trả (3522)

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)

Có TK 331, 336…

c, Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng

Nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập

Nợ TK 352: Dự phòng phải trả (3522)

Có TK 711: Thu nhập khác.

Để được tư vấn các vấn đề về thuế, kế toán vui lòng liên hệ

ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM

HOTLINE: 094 697 8282

TỔNG ĐÀI 1900 6243 (Phím 2)

Điện thoại: (84-024) 3787 8822/ (84-024) 3787 8282

Địa chỉ: 525 Lạc Long Quân, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, HN

Email: info@dianam.vn – dailythuedianam@gmail.com

Facebookhttps://www.facebook.com/dailythuedianam/

 

 


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789