Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Những lưu ý quan trọng trước khi lập báo cáo quyết toán thuế năm 2016

Đăng : 22/12/2016 05:01 PM

Chuẩn bị kết thúc năm tài chính 2016 và đi kèm theo nó là rất nhiều hạn nộp các loại báo cáo. Các bạn đã chuẩn bị những gì để nộp báo cáo lên cơ quan thuế? Bài viết dưới của Đại lý thuế Địa Nam tổng hợp những lưu ý quan trọng trước khi lập báo cáo quyết toán thuế sẽ chia sẻ và hướng dẫn các bạn chuẩn bị thật tốt để tránh được những sai sót có thể xảy ra.

1. Ghi nhận thuế môn bài đầu năm tài chính

Chậm nhất ngày 30-1 kế toán xác định số thuế môn bài DN phải nộp và tiến hành thực hiện hạch toán các bút toán:
a) Ghi nhận thuế môn bài phải nộp:
Nợ TK 6422/6425
      Có TK 3338
b) Chi tiền nộp thuế môn bài:
Nợ 3338
     Có 111/112
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm

Căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm trước, Kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển:
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212
      Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211
      Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính 
+ Căn cứ số thuế TNDN phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định:
Nợ TK 8211
      Có TK 3334
+ Khi nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334
      Có TK 111, 112,. . .
+ Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334
      Có TK 8211
– Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211
      Có TK 3334
– Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334
      Có các TK 111, 112

4. Nguồn tiền mặt: Thường các chủ doanh nghiệp bỏ tiền túi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt. Khi đó kế toán nên làm hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào.

5. Tiền ngân hàng: Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.

6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2016 sắp tới hoặc quý 04/2016.
– Thông thường nếu hóa đơn tháng/quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau.
– Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý –> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43.
7. Công nợ phải thu phải trả: Cuối năm kế toán căn cứ vào Hợp đồng, Hoá đơn, Chứng từ thanh toán để làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả cho khách hàng, nhà cung cấp đến hết 31/12/2016.

8. Tiền tạm ứng: Căn cứ vào Đề nghị thanh toán, phiếu thanh toán kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa sử dụng hết.

9. Hàng tồn kho: Làm sao để kiểm soát được lượng hàng tồn kho xuất ra không bị âm hoặc để tồn quá nhiều so với thực tế. Một vấn đề khá đau đầu cho Kế toán, ngoài số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán cần phối hợp với thủ kho để kiểm tra, kiểm soát các vấn đề cơ bản như:
- Kiểm tra hàng nhập đã đúng chưa?
- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
- Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
- Lập dự phòng gì không?

10. Phân bổ chi phí trả trước: Bao gồm công cụ dụng cụ và các chi phí liên quan đến nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ nhu cầu sử dụng của các phòng ban để Kế toán kiểm tra các chi phí đó:
- Đã phân bổ chưa?
- Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?

11. Tài sản cố định: Cũng giống như Chi phí trả trước. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các phòng ban để kế toán kiểm tra xem tài sản cố định:
- Đã khấu hao chưa?
- Và chi phí khấu hao nào được coi là hợp lý? chi phí nào chưa hợp lý

12. Thuế phải nộp: Kế toán kiểm tra các tờ khai và tình hình nộp thuế của DN hoặc có thể lên cơ quan thuế xin Bảng theo dõi tình hình nộp thuế năm 2016 để về đối chiếu cho nhanh gồm các loại thuế:
- Thuế môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
- Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
- Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.
- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm.
- Thuế khác;

13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN

Căn cứ vào Hợp đồng lao động, nhân sự của các phòng ban, mức đóng bảo hiểm cho người lao động để kế toán kiểm tra những sai sót có thể mắc phải như:
- Hạch toán lương đã đúng chưa?
- Đã trích các khoản theo lương chưa?
- Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã đúng chưa?

14. Các khoản tiền vay, mượn: Kế toán rà soát lại tình hình hoạt động thu chi để kiểm tra lại các khoản vay và hoàn trả. 

15. Doanh thu: Căn cứ vào các Hợp đồng mua bán, Hoá đơn bán hàng để phân loại doanh thu như:

- Doanh thu nào chịu thuế TNDN? Doanh thu nào không?
- Doanh thu bán hàng?
- Doanh thu tài chính?
- Doanh thu khác?

16. Giá vốn: Từ các Hợp đồng mua bán, Hoá đơn, chứng từ và các chi phí liên quan. Kế toán làm căn cứ để xác định xem:

- Giá vốn nào được trừ và không được trừ?
- Căn cứ vào đâu để tính giá thành? Và có vượt định mức cho phép không?
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?

17. Chi phí: Là vấn đề đau đầu của các Kế toán. Ngoài việc cân đối doanh thu, giá vốn thì chi phí cũng góp phần rất lớn liên quan đến Kết quả hoạt động SXKD của DN. Kế toán phải rà soát kiểm tra lại tất cả các hoá đơn, chứng từ để phân loại và kiểm tra:

- Chi phí nào hợp lý? Chi phí nào không hợp lý?
- Chi phí bán hàng?
- Chi phí quản lý?
- Chi phí lãi vay (tài chính)?
- Chi phí khác?

18. Kết chuyển doanh thu chi phí: Sau khi tập hợp tất cả doanh thu, chi phí Kế toán tiến hành kết chuyển. Vì vậy phải rà soát kiểm tra xem đã kết chuyển hết chưa? Tất cả các TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.

19. Lập quyết toán thuế TNDN : Căn cứ vào Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định số thuế phải nộp;

20. Lập quyết toán thuế TNCN : Căn cứ vào Hợp đồng lao động, Bảng thanh toán lương để xác định số thuế phải nộp;

21. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:
- Số thuế phái nộp theo quyết toán  bằng số thuế đã tạm tính 4 quý thì không làm gì thêm
- Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý thì hạch toán thu thêm thuế  Nợ 8211 Có 3334
- Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý thì hạch toán Nợ 3334 Có 8211

22. Căn cứ quyết toán Thuế TNCN để điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm

23. Kết chuyển 8211 –> 911, Kết chuyển 911 –> 4212

24. Lập Báo cáo tài chính: Hoàn thành các bước trên và lập báo cáo tài chính.

Xem thêm: 

Trường hợp nào doanh nghiệp được gộp báo cáo tài chính?

-----------------------------------------------------------------------

Đại lý thuế Địa Nam tư vấn, thực hiện thủ tục Thuế - Kế toán miễn phí, chuyên cung cấp:

Dịch vụ báo cáo tài chính

- Dịch vụ quyết toán thuế

- Dịch vụ rà soát, dọn dẹp sổ sách kế toán


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789