Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Kinh Doanh

Đăng : 06/01/2018 02:15 PM

Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Kinh Doanh

 

những khái niệm cơ bản trong kinh doanh
 

 

Thành lập doanh nghiệp mục đích cuối cùng chính là kinh doanh một cách hợp pháp.

Thông thường các doanh nghiệp mới thành lập vẫn còn chưa nắm rõ được hết các khía cạnh cơ bản của kinh doanh cũng như các khái niệm liên quan.

Bài viết này, Đại lý Thuế Địa Nam sẽ tóm tắt nội dung của các khái niệm cơ bản trong kinh doanh để các doanh nghiệp tham khảo.

Đại lý Thuế Địa Nam - tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến pháp lý doanh nghiệp, sau thành lập doanh nghiệp và đầu tư doanh nghiệp

 

>>> Xem thêm <<< Tư vấn pháp lý doanh nghiệp

>>> Xem thêm <<< Thành lập công ty trọn gói - giá rẻ

 

1. Doanh thu (Revenue):

 

Một doanh nghiệp sẽ 3 nhóm doanh thu là:

1. Doanh thu từ bán hàng hóa

2. Doanh thư từ hoạt động đầu tư khác

3. Doanh thu từ hoạt động tài chính. Hàng hóa có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ.

 

- Nếu như một công ty thương mại dạng T-H-T ‘ , có nghĩa dùng tiền mua hàng ở đầu vào sau đó bán cho khách hàng ở đầu ra lấy lại tiền thì doanh thu sẽ bằng số lượng hàng bán ra nhân với giá tiền bán ra hoặc có thể tính bằng tổng giá trị đơn hàng ở đầu ra.

 

- Đối với công ty dịch vụ kiểu như cửa hàng ăn thì cách tính cũng tương tự, bằng tổng các hóa đơn thanh toán của khách hàng. Đối với các công ty dịch vụ kiểu như thuê quét dọn, thuê bảo vệ thì doanh thu sẽ bằng tổng giá trị các đơn hàng bán ra.

 

- Doanh thu từ họat động tài chính : có thể tại một giai đoạn nào đó doanh nghiệp không dùng hết số vốn chủ sở hữu của mình thì họ sẽ cho vay lấy lãi.

 

- Doanh thu từ họat động đầu tư khác như là đầu tư vào thị trường chứng khoán, vàng, nhà đất,..túm lại là các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư chính của doanh nghiệp

 

- Chú ý doanh thu là doanh thu trước thuế VAT. Ví dụ như ta bán được 11 tỷ tiền hàng, thuế VAT 10%; thì doanh thu của ta là 10 tỷ chứ không phải 11 tỷ. Tương tự, chi phí phải là chi phí trước thuế, sẽ bàn sau.

 

2. Giá vốn hàng bán:

 

Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm. Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,….). Đối với một công ty sản xuất thì cũng tương tự nhưng phức tạp hơn một chút do đầu vào của nó là nguyên liệu chứ chưa phải thành phẩm.

 

Một số nhà cung cấp họ có thể chuyển hàng tới tận kho của chúng ta, họ cộng các khoản chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, thuế má…vào giá bán chúng ta. Như vậy giá vốn hàng bán sẽ tính toán cụ thể tùy thuộc vào hợp đồng với nhà cung cấp quy định cụ thể như thế nào.

 

Ví dụ: Tôi mở một cửa hàng bán đĩa với số vốn chủ sở hữu là 100 triệu, giá vốn của đĩa CD trắng tôi sẽ bán là 1000 đ/ chiếc, là giá mà nhà cung cấp mang hàng tới tận nơi.

 

3. Chi phí

 

vốn - chi phí trong kinh doanh

 

Doanh nghiệp có các loại chi phí bao gồm:

 

– Chi phí quản lý: là lương thưởng, điện, nước, văn phòng phẩm

– Chi phí thuê nhà xưởng, văn phòng

– Chi phí tài chính: là lãi ngân hàng của số vốn vay phục vụ kinh doanh

– Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí kể từ khi hàng từ kho tới khách hàng. Bao gồm chi phí tiếp khách, vận chuyển hướng dẫn,…

– Chi phí mua nguyên vật liệu

 

Có nhiều loại chi phí khác nhau, cách thức gộp các loại chi phí vào một mục lớn cũng tùy vào đặc thù doanh nghiệp, cái này không fix.

 

Nếu đứng trên góc độ kế toán quản trị để phục vụ phân tích điểm hòa vốn, định giá bán,… thì chi phí được phân ra làm Chi phí

cố định và Chi phí biến đổi. Sẽ bàn rõ hơn tại mục Doanh thu hòa vốn.

 

4. Lợi nhuận gộp ( Income)

 

Lợi nhuận gộp = tổng doanh thu – Tổng giá vốn hàng bán. Ví dụ như ta doanh thu 10 tr do bán mặt hàng A, giá vốn của mặt hàng A là 8 triệu đồng, thì lợi nhuận gộp là 2 triệu đồng.

 

5. Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận thuần) (Net Income)

 

Lợi nhuân ròng = Lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng – chi phí quản lý…(các loại chi phí khác mà DN phải bỏ ra).

 

6. Lợi nhuận trước thuế:

 

Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận thuần – thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ như thuế thu nhập của DN VN là 25% (đang có hướng xuống 20%).

 

8. Tài sản (Assets)

 

Doanh nghiệp đương nhiên phải có tài sản, cụ thể = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

 

– Tài sản ngắn hạn: bao gồm tiền và các khoản tương đương với tiền, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

 

– Tài sản dài hạn: bao gồm tài sản cố định (máy móc,…), bất động sản, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Tài sản dài hạn khác là khoản phải thu dài hạn, dự phòng nợ khó đòi

 

9. Nguồn vốn

 

Nguồn vốn là số tiền doanh nghiệp phục vụ vào mục đích sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn = Tổng Nợ  + Vốn chủ sở hữu.

 

Nợ = Nợ ngắn hạn +  Nợ dài hạn.

 

Nợ ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Nợ dài hạn là các khoản vay dài hạn, quỹ dự phòng và các khoản phải trả khác.

 

– Vốn chủ sở hữu = Vốn đầu tư của chủ sở hữu + lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

10. Bảng cân đối kế toán

 

Là bảng được lập tại một thời điểm thể hiện Tài sản = Nguồn vốn. Tài sản sẽ luôn bằng nguồn vốn, vì vậy mới gọi là  cân bằng. Chú ý rằng bảng cân đối mang tính chất thời điểm, thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp tại một thời điểm lập bảng.

 

>>> Xem thêm <<< Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200

 

Ví dụ :

 

Ta có 100 triệu và ta muốn mở một cửa hàng băng đĩa. Tại thời điểm ban đầu ta có tài sản tiền mặt = 100 triêu, vốn chủ sở hữu của ta là 100 triệu, nợ của ta = “0” – > Tài sàn = nguồn vốn = 100 triệu

 

Tại thời điểm t bất kỳ, ta có các thông tin sau:

 

– Ta có 2 máy tính giá trị 20 triệu (nguyên giá): thuộc về tài sản cố định

 

– Ta có 1000 cái đĩa CD trị giá 20 triệu: thuộc Hàng tồn kho

 

– Ta có 20 triệu khách hàng đã lấy hàng nhưng chưa tới thời hạn trả tiền: thuộc Khoản phải thu ngắn hạn

 

– Ta vẫn còn tiền mặt là 40 triệu và ta chưa vay nợ ai

 

Như vậy ta sẽ có bảng cân đối là 40 tr tiền mặt + 20 tr khoản phải thu + 20 tr hàng tồn kho + 20 tr tài sản cố định là máy tính.

 

Dần dần, công việc kinh doanh thuận lợi, số vốn của ta không đủ ta sẽ vay ngân hàng theo thời hạn 3 tháng hoặc 1 năm. Ta có thể bán cổ phần để thêm chủ sở hữu. Ta có thể huy động vốn dài hạn tại thị trường chứng khóan thông qua việc niêm yết, hoặc bán trái phiếu công ty,….Lúc đó bảng cân đối kế toán của ta sẽ dày đặc.

 

11. Phân tích Bảng cân đối kế toán

 

Nhìn Bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy tài sản nhiều chưa chắc đã tốt, mà nợ nhiều chưa chắc đã xấu. Xấu hay tốt sẽ căn vào số liệu cụ thể. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà các chỉ số sau là quan trọng:

 

– Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản/ tài sản cố định

 

– Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn

 

– Tỷ suất nợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

 

– Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

 

– Khả năng thanh tóan nhanh = (tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

 

Thông qua định nghĩa ta có thể dễ dàng suy ra thế nào là tốt thế nào là xấu.

 

Báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kê toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả kinh doanh

 

12. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ROA (Return of Assets):

 

ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. Vì Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn nên công thức sau cũng vẫn đúng ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng nguồn vốn.

 

Tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà ROA khác nhau, vì vậy chỉ có thể so sánh các doanh nghiệp có cùng đặc thù kinh doanh, hoặc cùng ngành. Ví dụ như công ty A có doanh số là 100 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 10 tỷ thì ROA = 10%; Công ty B có doanh số là 30 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 6 tỷ thì ROA = 20%. Điều này nói lên việc công ty B sử dụng nguồn vốn tốt hơn, có thể do giá bán của nó tốt hơn hoặc chi phí của nó thấp hơn,….

 

13. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( Return of common Equity)

 

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu.

 

Chỉ số này là quan trọng nhất trong các loại chỉ số. Nó thể hiện số tiền mang lại từ mỗi đồng đầu tư. Trong trường hợp công ty A ở trên nếu vốn chủ sở hữu của nó là 20 tỷ thì ROE = 10tỷ/20 tỷ=50%. Giả sử như  công ty B có vốn chủ sở hữu cũng là 20 tỷ thì ROE = 6/20= 30%. Như vậy mặc dù ROA của B hơn A nhưng ROE của A lại hơn B, điều đó có nghĩa là công ty A hoạt động tốt hơn.

 

Như vậy ROE sẽ phải lớn hơn lãi gửi ngân hàng hiện nay là 8% thì mới bõ đầu tư vì gửi ngân hàng an toàn trong khi kinh doanh thì có thể lỗ.

 

Đến với Đại lý Thuế Địa Nam và đón nhận chìa khóa thành công ngay từ bước khởi đầu!

 

đại lý thuế địa nam cung cấp dịch vụ thuế kế toán uy tín

 

SỰ THÀNH CÔNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ NIỀM VUI VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CHÚNG TÔI!

đại lý thuế địa nam cung cấp dịch vụ thuế kế toán

HOTLINE: 0946.978.282

Đại lý Thuế Địa Nam

Địa chỉ: 525 Lạc Long Quân, P.Xuân La, Q.Tây Hồ

Điện thoại: (+84) 4 3787 8822

Fax: (+84) 4 3787 8282
Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789