Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Hạch toán là gì?

Đăng : 29/01/2018 10:58 AM

hạch toán là gì?

Hạch toán là gì?

Hạch toán là những hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của con người đối với các hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm thu nhận, cung cấp những thông tin về quá trình đó phục vụ cho công tác kiểm tra, công tác chỉ đạo những hoạt đông kinh tế, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.

Nhờ tổ chức hạch toán, các cơ quan quản lí nắm được các thông tin cần thiết để soạn thảo các quyết định quản lí và kiểm tra việc thực hiện.

 

Những yêu cầu quan trọng đối với hạch toán là đầy đủ, chính xác, kịp thời về nội dung và thống nhất về phương pháp, bảo đảm tiêu chuẩn hoá (quy cách hoá) và so sánh được các số liệu hạch toán.

 

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, Hạch toán có những thay đổi lớn về kĩ thuật tổ chức thu thập, xử lí số liệu và luôn luôn là một trong những công cụ quản lí quan trọng của nhà nước.

Xem thêm >>> Hoàn thuế là gì? Các trường hợp được hoàn thuế GTGT?

Các khái niệm về hạch toán

 

Hạch toán kinh tế

Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nói chung, đặc biệt dùng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực hiện phương thức quản lí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch hoá kết hợp với sử dụng các quan hệ hàng hoá – tiền tệ và áp dụng phương pháp thương mại.

 

Những nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế là:

 

Tự chủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vật chất và tài chính về kết quả kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước bằng kế hoạch và các chính sách, các đòn bẩy kinh tế; tự bù đắp chi phí và có lãi; thực hiện chế độ khuyến khích vật chất, kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế. HTKT được áp dụng ở đơn vị xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, công ti, tổng công ti. Từ khi đổi mới kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, HTKT được áp dụng đầy đủ hơn trong các xí nghiệp và đồng nghĩa với hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

 

Hạch toán kinh tế quốc dân

 

Gồm những bộ phận:

 

Hạch toán thu nhập quốc dân

Hạch toán tài chính và lưu chuyển vốn

Hạch toán thu chi bằng tiền mặt của dân cư

Hạch toán thanh toán quốc tế.

 

Bảng hạch toán “tài khoản quốc gia “ của Việt Nam là một bộ phận của HTKTQD. Nó gồm có: tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành và tính theo giá so sánh; cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành, theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế; bảng cân đối tổng sản phẩm trong nước (một bên là nguồn tổng sản phẩm và chênh lệch xuất nhập khẩu, một bên là sử dụng gồm sử dụng cho tích luỹ tài sản và sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng).

 

Trước đây, trên thế giới có hai hệ thống HTKTQD: một hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa khi còn tồn tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), trên cơ sở kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thường gọi là “hệ thống cân đối sản phẩm vật chất”; một hệ thống HTKTQD của các nước tư bản chủ nghĩa theo kinh tế thị trường, gọi là “hệ thống tài khoản quốc gia”. Hệ thống thứ nhất hiện nay không còn tồn tại sau khi Hội đồng Tương trợ Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa giải thể.

 

Các loại hạch toán

Để quan sát phản ánh và giám đốc các quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách đầy đủ kịp thời chính xác phục vụ nhạy bén việc chỉ đạo và quản lý kinh tế đòi hỏi phải sử dụng các loại hạch toán khác nhau. Mỗi loại hạch toán có đặc điểm và nhiệm vụ riêng.

 

Hạch toán nghiệp vụ (còn gọi là hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật)

Là sự quan sát, phản ánh và giám đốc trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể, để chỉ đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó. Đối tượng của hạch toán nghiệp vụ là các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất như tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất, các nghiệp vụ cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh v.v..

 

Đặc điểm của hạch toán nghiệp vụ là không chuyên dùng một loại thước đo nào, mà căn cứ vào tính chất của từng nghiệp vụ và yêu cầu quản lý mà sử dụng một trong ba loại thước đo thích hợp.

 

Hạch toán nghiệp vụ thường sử dụng các phương tiện thu nhập, truyền tin đơn giản như chứng từ ban đầu, điện thoại, điện báo hoặc truyền miệng. Với đối tượng rất chung và phương pháp rất đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa trở thành môn khoa học độc lập.

 

Hạch toán thống kê (hay còn được gọi là thống kê)

Là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra bản chất và tính qui luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

 

Hạch toán thống kê nghiên cứu trong mối qua hệ hữu cơ các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn xảy ra trong không gian và thời gian cụ thể như tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng, thu nhập quốc dân, tình hình giá cả, tình hình phát triển dân số… Do vậy, thông tin do hạch toán thống kê thu nhận và cung cấp không mang tính chất thường xuyên, liên tục mà chỉ có tính hệ thống. Hạch toán thống kê đã xây dựng một hệ thống phương pháp khoa học riêng như điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và chỉ số. Với đối tượng và phương pháp nêu trên, hạch toán thống kê có thể sử dụng tất cả các loại thước đo.

 

Hạch toán kế toán (hay còn được gọi là kế toán)

Là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.

 

Theo điều 4, Luật kế toán Việt Nam “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

 

So với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê thì hạch toán kế toán có những đặc điểm sau:

 

- Hạch toán kế toán phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống về tình hình hiện có và sự vận động của tất cả các loại tài sản và nguồn hình thành tài sản trong các tổ chức, các đơn vị. Nhờ đó mà hạch toán kế toán thực hiện được sự giám đốc liên tục cả trước trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn.

- Hạch toán kế toán sử dụng cả ba loại thước đo nhưng thước đo tiền tệ là bắt buộc. Nghĩa là trong kế toán mọi nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép theo giá trị và biểu hiện bằng tiền. Nhờ đó mà hạch toán kế toán cung cấp được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc giám đốc thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính.

 

- Hạch toán kế toán sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học riêng như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp -cân đối. Trong đó phương pháp lập chứng từ kế toán là thủ tục hạch toán đầu tiên và bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhờ đó mà số liệu do kế toán phản ánh bảo đảm tính chính xác và có cơ sở pháp lý vững chắc.

 

===> Ba loại hạch toán trên tuy có nội dung nhiệm vụ và phương pháp riêng, nhưng có mối quan hệ mật thết với nhau trong việc thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội.

 

Xem thêm>>> Tải HTKK 3.8.1-Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế mới nhất 2018

 

Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789