Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Bảo hiểm xã hội - Phần 2: Chế độ Thai sản

Đăng : 23/08/2016 04:12 PM

Bài viết tóm tắt các điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng và giải quyết hưởng chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra bài viết cũng cung cấp thêm các thông tin về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

A. CHẾ ĐỘ THAI SẢN:

I-Điều kiện hưởng:

1.  NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc 1 trong các trường hợp như sau:

a- Lao động nữ mang thai;

b- Lao động nữ sinh con;

c- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;

đ- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e- Lao động nam đang tham gia BHXHcó vợ sinh con.

2.   Điều kiện phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi đối với mục b,c,d.

3.Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4.NLĐ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 (NLĐ: là LĐ nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổiđã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con) và Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH (Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian

12 tháng trước khi sinh con) mà chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh, nhận con nuôi; Lao động nữ mang thai hộmà chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con người mẹ nhờ mang thai hộ mà chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34 (sinh con), 36 (nuôi con nuôi), 38 (trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở) và khoản 1 điều 39 (mức hưởng theo quy định), nhưng thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH.

5. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con đối với lao động nam được hướng dẫn cụ thể như sau:

a)  Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; (khi lao động nam tham gia BHXH và vợ không tham gia BHXH).

b)  Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con. (khi lao động nam tham gia BHXH, vợ và người mang thai hộ không tham gia BHXH).

6. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh conlao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32 (khám thai), điều 33 (sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý) và điều 37 (thực hiện các biện pháp tránh thai) của Luật bảo hiểm xã hội.

 

II-Thời gian hưởng:

1.  Trường hợp khám thai: Chỉ tính theo ngày làm việc

-   5 lần, mỗi lần 1 ngày.

-   Trường hợp ở xa cơ sở y tế, thai có bệnh lý, thai không bình thường: mỗi lần 2 ngày.

2.   Trường hợp sẩy thai, nạo, hút, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Tính cả ngày nghỉ lễ,

Tết, nghỉ hàng tuần:

- Thai dưới 5 tuần tuổi:                 10 ngày

Thai từ 5 – dưới 13 tuần tuổi:     20 ngày

Thai từ 13 – dưới 25 tuần tuổi:   40 ngày

- Thai từ 25 tuần tuổi:                    50 ngày

3.Trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần

- Đặt vòng:                                                  7 ngày

- Thực hiện các biện pháp triệt sản:          15 ngày

4.Trường hợp lao động nữ sinh con: Tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần

-   Được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh con là 6 tháng.

-  Thời gian nghỉ hưởng chế độ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

-   Nếu sinh đôi trở lên, từ con thứ hai mỗi con được nghỉ thêm 1 tháng.

4.1.   Trường hợp sau sinh, con chết:

-   Nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

-   Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định 6 tháng; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4.2.Trường hợp sau sinh, mẹ chết:

a)Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định:

Mức hưởng chế độ thai sản còn lại

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ của người mẹ

x

Số tháng hoặc ngày còn lại của chế độ thai sản

 

b)Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định:

Mức hưởng chế độ thai sản còn lại

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ của người cha

x

Số tháng hoặc ngày còn lại của chế độ thai sản

c) Trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định về đóng

BHXH (đóng BHXH < 6 tháng) mà mẹ chết sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi:

Mức hưởng chế độ thai sản còn lại

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH của người mẹ

x

Số tháng hoặc ngày còn lại của chế độ thai sản

d)Trường hợp cả cha và mẹ tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định về đóng BHXH (đóng BHXH < 6 tháng) tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 31 Luật

BHXH mà mẹ chết sau khi sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi:

Mức hưởng chế độ thai sản còn lại

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ của người cha

x

Số tháng hoặc ngày còn lại của chế độ thai sản

 

đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và d không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản.

Mức hưởng chế độ thai sản còn lại

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ của người mẹ

x

Số tháng hoặc ngày còn lại của chế độ thai sản

 

e)Trường hợp chỉ cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng chế độ thai sản còn lại

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ của người cha

x

Số tháng hoặc ngày còn lại của chế độ thai sản

 

g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và engười cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

         

5.Trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con) :

- 05 ngày làm việc;

-07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

-   Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

-   Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

 

6.Trường hợp lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ:

6.1. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc:

Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định.

=>(Chế độ như Phần A; II - mục 1, 2, 4 của chế độ thai sản).

-  Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

-   Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con.

-   Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

-   Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định (như: sẩy thai, nạo, hút, thai chết lưu or phá thai bệnh lý; Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ) trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định.

-  Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

 

Lưu ý:

(1)  Lao động nữ mang thai hộ (có tham gia BHXH) đượcnghỉ việc hưởng chế độ thai sản 60 ngày; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 tháng lương cơ sở

(2)  Người chồng của LĐ nữ mang thai hộ (có tham gia BHXH) được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 điều 34 Luật (nghỉ việc để chăm sóc vợ từ 5 – 14 ngày); không được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 tháng lương cơ sở (nếu vợ không tham gia BHXH).

 

6.2. Chế độ thai sản đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ:

- Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

c)   Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d)  Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại

Điểm c Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

- Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.

 

Lưu ý:

(1)  Lao động nữ nhờ mang thai hộ (có tham gia BHXH) được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 tháng lương cơ sở (nếu LĐ nữ mang thai hộ không tham gia BHXH); không được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

(2)   Người chồng của LĐ nữ nhờ mang thai hộ (có tham gia BHXH) được hưởng trợ cấp 1 lần = 2 tháng lương cơ sở (nếu vợ và người mang thai hộ không tham gia BHXH); không được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 điều 34 Luật (nghỉ để chăm sóc vợ từ 5 – 14 ngày)

 

7.Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định (đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con nuôi) thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

 

III-Mức hưởng chế độ thai sản:

1. Mức hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con/nuôi con nuôi

=

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Số tháng nghỉ sinh con/ nuôi con nuôi theo chế độ

2. Mức hưởng trợ cấp thai sản khi nghỉ việc đi khám thai; lao động nam (đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản):

Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai/LĐ nam nghỉ chăm sóc khi vợ sinh con

=

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 100% x

Số ngày nghỉ việc khi đi khám thai/LĐ nam nghỉ chăm sóc khi vợ sinh con

/24 ngày

Dịch vụ thuế, kế toán, lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp

 


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789