Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Công văn 1381/TCT-TNCN hướng dẫn về các loại phụ cấp không tính vào Thu nhập chịu thuế TNCN

Đăng : 20/01/2016 09:47 AM

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1381/TCT-TNCN
V/v: Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2014

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong quá trình thực hiện Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012, Tổng cục Thuế nhận được ý kiến phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc cần xác định chi tiết, cụ thể các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khỏi thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) từ tiền lương, tiền công theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 và quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 và quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13; tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP 27/6/2013, của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân đã quy định, hướng dẫn các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ, các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Căn cứ quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; để có cơ sở thực hiện thống nhất trong cả nước, hạn chế các vướng mắc phát sinh; Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính có công văn đề nghị các Bộ, ngành; cơ quan rà soát. Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các Bộ ngành, cơ quan liên quan, Tổng cục Thuế đã tổng hợp đến tháng 3 năm 2014 Danh mục các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về thuế TNCN hiện hành (chi tiết theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 và hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013)

Trường hợp qua rà soát cụ thể hoặc phát sinh văn bản mới, văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung các văn bản nêu tại Danh mục, đề nghị các Cục Thuế phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế (theo địa chỉ: số 123 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội) để Tổng cục Thuế tiếp tục bổ sung, tổng hợp Danh mục.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và hướng dẫn thực hiện.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo BTC (để báo cáo);
- Vụ PC, CST, HCSN (BTC);
- Vụ Pháp chế (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, TNCN.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

DANH MỤC

TỔNG HỢP CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP DO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM B, KHOẢN 2, ĐIỀU 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2013/NĐ-CP NGÀY 27/6/2013 VÀ HƯỚNG DẪN TẠI ĐIỂM B, KHOẢN 2, ĐIỀU 2 THÔNG TƯ SỐ 111/2013/TT-BTC NGÀY 15/8/2013.
(ban hành kèm theo công văn số: 1381/TCT-TNCN ngày 24/4/2014)

1. Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng nêu trên.

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Chính phủ ban hành.

1. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

3. Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/9/2013 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

3. Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; chế độ đối với quân nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác đã phục viên, thôi việc, xuất ngũ về địa phương; đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Mức trợ cấp tùy theo từng đối tượng và tùy theo thời gian công tác, thời gian tham gia kháng chiến.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với từng đối tượng.

(Ví dụ: Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP- BLĐTBXH-BTC sửa đổi thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005;...)

2. Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Mức trợ cấp theo mức chuẩn và theo thời gian tham gia kháng chiến.

1. Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của thủ tướng Chính phủ Quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

2. Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của liên Bộ Lao động thương binh & xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm đối với CBCNVC làm việc ở những nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm: tiếp xúc với chất độc, khí độc, làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm,...

Từ 1/10/2004 quy định gồm 4 mức theo hệ số 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 được tính trên mức lương tối thiểu chung và thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc. Nếu làm việc từ 4 giờ trở đi thì được tính cả ngày làm việc.

1. Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước.

3. Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ văn hóa thông tin về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa thông tin.

2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện độc hại áp dụng đối với: Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:

a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

Từ ngày 05/12/2013 bồi dưỡng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

Mức 1: 10.000 đồng

Mức 2: 15.000 đồng

Mức 3: 20.000 đồng

Mức 4: 25.000 đồng

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

4. Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lánh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Gồm 04 mức: 20%, 30%, 50%, và 70% theo mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời gian hưởng được xác định trong khung thời gian từ 3 đến 5 năm.

Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/1/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ lao động thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp thu hút.

2. Phụ cấp thu hút giáo viên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm.

1. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư số 06/2007/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của tỉnh bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 03/11/2013).

4. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

1. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 03/8/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Phụ cấp thu hút cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức hưởng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Phụ cấp khu vực.

Theo các mức từ 0,1 đến 1,0 so với mức lương tối thiểu chung của từng địa bàn,

Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB & XH, Bộ Tài chính, Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

6. Hỗ trợ, trợ cấp cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã

- Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

- Trường hợp đội viên dự án có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

- Trợ cấp thêm hàng tháng bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng.

1. Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

2. Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo.

3. Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo dược phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Mức hưởng chế độ thai sản.

Theo chế độ quy định (vè thai sản) cho các tháng nghỉ sinh.

1. Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Bộ luật Lao động.

2. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; cán bộ công chức, viên chức, xã viên người học nghề, tập nghề theo Bộ Luật lao động.

1. Trường hợp không do lỗi của người lao động:

- Ít nhất bằng 1,5 lần tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

2. Trường hợp do lỗi của người lao động: ít nhất bằng 40% mức quy định tại điểm 1 mục này.

1. Điều 145 Bộ Luật lao động.

2. Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

1. Trợ cấp 1 lần

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần.

b) Mức trợ cấp 1 lần được quy định như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền trước khi nghỉ việc để điều trị.

2. Trợ cấp hàng tháng:

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng

b) Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Luật BHXH 2006

6. Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, đặc biệt nặng ...

Trợ cấp xã hội có nhiều mức khác nhau, mức tối thiểu là 270.000 đồng.

1. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật.

3. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

7. Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Phụ cấp phục vụ, các khoản nhận được theo chế độ của lãnh đạo cấp cao.

Theo chế độ quy định

1. Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.

2. Thông tư số 117/2005/TT-BNV ngày 04/11/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.

3. Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ.

4. Thông tư số 214/2005/TT-BQP ngày 28/12/2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ.

5. Quyết định số 344/QĐ-BQP năm 2006 về việc đính chính Thông tư số 214/2005/TT-BQP ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

8. Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo.

Theo chế độ quy định.

Quyết định số 34/2011/QĐ-BCĐBĐHĐ ngày 15/6/2011 của Ban chỉ đạo biển đông hải đảo.

2. Trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác.

- Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

1. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ.

3. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác;

- Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tàu xe, cước hành lý, trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu cho hộ gia đình đi kèm (nếu có).

1. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.

9. Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Phụ cấp y tế thôn bản hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp.

Theo hệ số 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản.

10. Phụ cấp đặc thù ngành nghề

STT

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

 

10.1

Đối với các đơn vị thuộc cơ quan Đảng

 

a)

Phụ cấp thâm niên nghề kiểm tra Đảng.

Sau đủ 5 năm làm việc được hưởng 5%, từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm công tác tăng 1%.

Hướng dẫn số 37/HD/BTCTW ngày 25/01/2010 của Ban tổ chức Trung ương.

 

b)

Phụ cấp trách nhiệm nghề kiểm tra Đảng tại điểm 2.1, khoản 2, Mục II, Hướng dẫn số 55/HD/BTCTW.

Mức 15%, 25% mức lương hiện hưởng áp dụng đối với cán bộ, công chức thuộc Ủy ban kiểm tra Đảng từ TW đến cấp huyện trực tiếp làm công tác kiểm tra Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.

Hướng dẫn số 55/HD/BTCTW ngày 31/12/2005 của Ban tổ chức Trung ương.

 

c)

Phụ cấp kiêm nhiệm tại điểm 1 Phần II, Hướng dẫn số 55/HD/BTCTW.

Mức hưởng 10%.

 

d)

Phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại điểm 2, phần I, Hướng dẫn số 05- HD/BTCTW.

Phụ cấp công tác Đảng đoàn thể bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Hướng dẫn số 05- HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban tổ chức Trung ương.

 

đ)

Chế độ bồi dưỡng phục vụ cấp ủy dành cho cán bộ công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan đảng ở Trung ương; các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc của tỉnh ủy thành ủy.

Áp dụng cho các cán bộ công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan Đảng ở TW được hưởng chế độ bồi dưỡng hàng tháng 0,5 mức lương tối thiểu, làm công tác văn thư hưởng 0,2 mức lương tối thiểu, 0,3 mức lương tối thiểu ở các cơ quan thuộc tỉnh ủy, thành ủy.

1. Quy định số 3114-QĐ/VPTW ngày 04/8/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng.

2. Quy định số 3115-QĐ/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng.

 

g)

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên.

Phụ cấp gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% so với mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 09/8/2005.

2. Thông tư liên tịch số 191/2006/TTLT- TTCP-BNV-BTC ngày 19/01/2006 của Thanh tra Chính phủ-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 09/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên.

 

h)

Phụ cấp trách nhiệm cán bộ chuyên trách trực tiếp làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ các cấp.

0,5 mức lương tối thiểu ở cấp trung ương

0,3 mức lương tối thiểu ở cấp tỉnh

0,2 mức lương tối thiểu ở cấp huyện.

Thông báo số 13-Tb/TW ngày 28/3/2011 của Bộ chính trị.

 

i)

Phụ cấp trách nhiệm đối với người làm công tác báo cáo viên các cấp

0,5 mức lương tối thiểu ở cấp TW

0,3 mức lương tối thiểu ở cấp tỉnh

0,2 mức lương tối thiểu ở cấp huyện, xã

 

k)

Phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho cán bộ công chức của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng hiện nay là ban nội chính Trung ương, Ban nội chính các tỉnh thành phố

Phụ cấp gồm 3 mức: 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nghị định số 19/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

 

l)

Phụ cấp trách nhiệm của các thành viên kiêm nhiệm tham gia các Ban chỉ đạo (Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Ban Chỉ đạo Đề án 165, Hội đồng lý luận trung ương, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương và một số ban chỉ đạo được thành lập theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư).

Mức phụ cấp từ 0,6 đến 1,0 mức lương tối thiểu chung

Theo quyết định thành lập các Ban chỉ đạo.

 

m)

Phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp.

- 1,0 mức lương tối thiểu đối với ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (kể cả ủy viên dự khuyết).

- 0,5 mức lương tối thiểu đối với Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh và tương đương.

- 0,4 mức lương tối thiểu đối với Ủy viên Ban chấp hành đồng bộ cấp huyện và tương đương.

- 0,5 mức lương tối thiểu đối với Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cấp xã và tương đương.

Quyết định số 169-QĐ/TW ngày 24/9/2008 của Ban Bí thư.

 

10.2

Đối với ngành Giáo dục

 

a)

Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội đã được chuyển xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

1. Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

2. Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

 

b)

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Gồm 06 mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%, được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

2. Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 hướng dẫn Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

 

c)

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Gồm 02 mức 50%, 70% tính trên mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

1. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 03/11/2013).

4. Thông tư số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ.

 

- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

- Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số.

Theo chế độ quy định.

 

10.3

Đối với ngành Giao thông vận tải

 

a)

Phụ cấp thợ lặn.

Mức từ hệ số 0,1 đến 1,0 tính theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, áp dụng đối với thợ lặn sâu hơn 3m, tùy theo độ sâu được tính theo giờ lặn thực tế.

1. Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 12/10/2012 về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước.

 

b)

Phụ cấp đi biển áp dụng đối với: Công nhân, nhân viên trong những ngày thực tế làm việc trên các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí, các công trình ... nhân viên hoa tiêu làm nhiệm vụ dẫn tàu ngoài biển.

232.000 đồng/ngày

 

c)

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

Mức 30%, 50% trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung (nếu có).

Quyết định số 141/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tiền lương và chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

 

10.4

Đối với ngành Tư pháp

 

a)

Chế độ giám định tư pháp đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp, người giúp việc cho người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực pháp y.

Theo mức tiền cụ thể theo ngày/vụ việc.

1. Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 7/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV ngày 04/5/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 7/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

 

b)

Phụ cấp trách nhiệm đối với kiểm sát viên, điều tra viên và kiểm tra viên ngành kiểm sát.

Phụ cấp gồm 4 mức: 15%, 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với kiểm sát viên, điều tra viên và kiểm tra viên ngành kiểm sát.

2. Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC ngày 19/01/2006 hướng dẫn thi hành quyết định số 138/2005/QĐ-TTg ngày 13/6/2005.

 

c)

Phụ cấp trách nhiệm đối với thẩm phán, thư ký tòa án và thẩm tra viên ngành tòa án.

Phụ cấp gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với thẩm phán, thư ký tòa án và thẩm tra viên ngành tòa án.

2. Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TANDTC-BNV-BTC ngày 06/10/2005 hướng dẫn thi hành Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ

 

d)

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với chấp hành viên, công chứng viên, thẩm tra viên và thư ký thi hành án.

Phụ cấp gồm 4 mức: 15%, 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với chấp hành viên, công chứng viên, thẩm tra viên và thư ký thi hành án.

 

10.5

Đối với ngành Y tế

 

a)

Chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và phụ cấp chống dịch.

Theo mức tiền cụ thể theo ca trực, từng khoa của từng loại bệnh viện khác nhau.

Theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số Chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và phụ cấp chống dịch.

 

b)

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Gồm 05 mức: 30%, 40%, 50%, 60%, 70% tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định về phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại tác cơ sở y tế công lập.

2. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.

 

c)

Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, công chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ.

 

- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt.

Theo chế độ quy định

 

d)

Chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại một số bệnh viện.

Gồm 5 mức: 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0 lần lương tối thiểu chung.

Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện C Đà Nẵng thuộc Bộ Y tế, các Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 1, 2, 2B, 3 và 5, Khoa A11 Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 và Khoa A11 Viện Y học Cổ truyền Quân Đội.

 

10.6

Đối với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch

 

a)

Phụ cấp ưu đãi đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa thông tin.

*Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) gồm 02 mức: 20%, 15% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

*Chế độ bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên): Số tiền trả theo ngày luyện tập và theo buổi biểu diễn thực tế.

1. Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa - thông tin.

2. Thông tư liên tịch số 94/2006/TTLT- BVHTT-BNV-BTC ngày 01/12/2006 hướng dẫn quyết định số 180/2006/QĐ-TTg.

 

b)

Hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở trung ương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương.

Mức tiền theo công việc cụ thể.

1. Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 14/3/2011 phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương giai đoạn 2011-2015.

2. Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BTC-BTTTT ngày 14/02/2012 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2011-2015.

 

10.7

Đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

a)

Chế độ bồi dưỡng đi biển đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư.

Mức 110.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển.

Quyết định số 149/2008/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chế độ bồi dưỡng đi biển đối với Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư.

 

b)

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.

Từ 10% đến 50% tính theo lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.

2. Thông tư liên tịch số 64/2006/TTLT-BNV-BTC ngày 25/8/2006 của liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 31/5/2006.

 

10.8

Đối với ngành Tài nguyên và Môi trường

 

a)

Chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ viên chức khí tượng thủy văn.

Mức hỗ trợ, phụ cấp theo quy định.

1. Quyết định số 78/2009/QĐ-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức khí tượng thủy văn thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

2. Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 21/10/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 78/2009/QĐ-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức khí tượng thủy văn thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

 

b)

Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức chuyên môn kỹ thuật nghề khí tượng thủy văn.

Mức phụ cấp 15%, 20%, 25%, 30% trên mức lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Quyết định số 47/2011/QĐ-TTg ngày 22/8/2011 của Thủ tướng Chính phù về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề khí tượng thủy văn thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

 

10.9

Đối với ngành Kiểm toán nhà nước

 

 

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với kiểm toán viên nhà nước.

Phụ cấp gồm ba mức: 15%, 20%, 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BNV-BTC ngày 26/4/2007 hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước.

 

10.10

Đối với các ngành nghề khác

 

a)

Chế độ thưởng an toàn đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Phụ cấp gồm hai mức 15%, 20% tính theo lương cấp bậc, chức vụ

1. Quyết định số 43/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/10/2012 về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước.

 

b)

Phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, Kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.

Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Bộ Nội vụ và Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.

 

c)

Phụ cấp đặc thù đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm công tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong quân đội.

Gồm 4 mức: 10%, 15%, 20%. 25% được tính trên mức lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp quân hàm cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Quyết định số 10/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự, quản lý thi hành án hình sự và công tác tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong quân đội.

 

d)

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê.

Gồm 4 mức: 10%, 15%, 20%, 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27/3/2009 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê.

2. Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BKHĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 27/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê.

 

đ)

Chế độ phụ cấp thâm niên và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia.

- Phụ cấp thâm niên: Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp ưu đãi nghề: Gồm 02 mức 15%; 25% tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật dự trữ Quốc gia.

 

e)

Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, mức bồi dưỡng cho lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy thuộc Tổng cục Hải quan.

- Phụ cấp ưu đãi: gồm 04 mức: 10%, 15%, 20%, 25% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Phụ cấp thâm niên Hải quan: Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%

- Mức bồi dưỡng cho lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy gồm 02 mức: 400.000 đồng/tháng, 500.000 đồng/tháng.

1. Quyết định số 07/2007/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức hải quan của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

2. Thông tư liên tịch số 94/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 02/8/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 07/2007/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức hải quan của Tổng cục Hải Quan trực thuộc Bộ Tài chính.

3. Thông tư số 40/2003/TT-BTC ngày 05/05/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên Hải quan.

4. Thông tư Liên tịch số 07/2009/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 24/7/2009 hướng dẫn thực hiện quyết định số 41/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm về ma túy.

 

g)

- Phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã của cán bộ xã, phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Mức 5%, 10% tính trên mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

2. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

 

- Phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo chế độ quy định.

 

h)

Trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia giúp nước bạn Lào, Căm- pu-chi-a.

Từ 3 triệu đến 36 triệu đồng.

Quyết định số 57/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia giúp nước bạn Lào và Căm-pu-chi-a.

 

i)

Trợ cấp hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Theo chế độ quy định.

1. Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và quyết định hỗ trợ kinh phí của các tổ chức: mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, ... từ các quỹ xã hội hoặc chương trình quyên góp của các tổ chức này.

2. Thông tư số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

 

k)

Khoản chi đặc thù, hỗ trợ của Ban Tôn giáo chính phủ đối với các chức sắc tôn giáo.

Theo chế độ quy định.

Quyết định số 16/2005/QĐ-TTg ngày 21/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam.

 

l)

Trợ cấp khó khăn cho người lao động do người sử dụng lao động hỗ trợ ghi trong thỏa ước lao động lập thể hoặc quy chế sử dụng quỹ phúc lợi tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Tối thiểu là 250.000 đồng/người.

Điều 1 và Khoản 1 Điều 2 thông tư 92/2011/TT-BTC ngày 23/06/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

 

m)

Trợ cấp của công đoàn cho người lao động (khi ốm dài ngày, thiên tai, địch họa) theo Luật Công đoàn.

Theo chế độ quy định.

Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn

 

n)

Phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở.

Theo chế độ quy định.

Quyết định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định chế độ phụ cấp của cán bộ công đoàn.

 

11. Các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế khác:

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

Theo chế độ quy định.

Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với từng đối tượng (Ví dụ: Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước;

2. Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Theo chế độ quy định.

Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với từng đối tượng (Ví dụ: Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Quyết định số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11/01/2008 của Thủ tưởng Chính phủ ban hành nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ

3. Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động Đảng, Đoàn Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

Theo chế độ quy định.

Theo các văn bản của cơ quan nhà nước.

 

Tập tin đính kèm:

1381_TCT-TNCN_229949.doc
Công văn 1381.TCT-TNCN.doc

Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789