Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Hướng dẫn đưa chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý

Đăng : 01/11/2016 11:26 AM

Ngân hàng là một kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động đều phát sinh các khoản vay ngân hàng, chi phí lãi vay là khoản kinh phí không hề nhỏ và doanh nghiệp rất quan tâm. Việc đưa chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý để được khấu trừ là quyền lợi của doanh nghiệp và là công việc mà kế toán cần phải thực hiện được, mời bạn đọc và các bạn kế toán tham khảo bài viết của Đại lý thuế Địa Nam dưới đây để hoàn thiện kiến thức và áp dụng vào trong thực tiễn.

1. Hồ sơ đưa chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý

-Hợp đồng vay tiền (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thấu chi, hợp đồng bảo lãnh, bảo đảm tài sản,….)

- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Theo điều 4, thông tư 09/2015/TT-BTC quy định các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau, sử dụng các hình thức sau:

  a) Thanh toán bằng Séc;

  b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

  c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành

- Đối với bên cho vay là cá nhân  cần  Chứng từ khấu trừ thuế TNCN 5%

   +Theo khoản 3, diều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC tiền lãi cho vay là khoản thu nhập từ đầu tư vốn => Là thu nhập chịu thuế

  + Theo điều 10, thông tư 111/2013/TT-BTC

      Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn là 5%

      Thời điểm xác định thu nhập: là thời điểm tổ chức, cá nhân đi vay trả lãi suất

   + Theo khoản d, điều 25, TT111/2013/TT-BTC:  tổ chức cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN của người cho vay  trước khi trả thu nhập

- Đối với bên cho vay là tổ chức, khi nhận lãi phải xuất Hoá đơn GTGT

      + Điểm b, khoản 8, điều 4, TT 219/2013/TT-BTC “ hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh của công ty, không phải hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp là đối tượng không chịu thuế GTGT

    + Bên cho vay phải xuất hoá đơn GTGT theo điểm a, khoản 7, điều 3, thông tư 26/2015/TT-BTC

2. Điều kiện đưa chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý

      *Theo  điểm 2.17 và 2.18 khoản 2, điều 6, thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 có hiệu lực từ 02/08/2014 quy định về chi phí không được trừ khi tính thuế

“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.”

      * Điểm 2.18, khoản 2, điều 6 TT 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2.18, khoản 2, điều 4, TT 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/08/2015

 

=>Kết luận:

- Số dư tiền mặt và tài khoản ngân hàng còn ít (nếu còn nhiều mà đi vay là rất dễ bị loại khoản chi phí)

- Lãi suất tiền vay của đối tượng không phải tổ chức tính dụng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay

- Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ thì khoản chi tiền lãi vay được tính và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

- Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu => TOÀN BỘ lãi tiền vay là khoản chi không hợp lý

- Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn thì:  

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)”

3.  Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Vay tiền với mức lãi suất lớn hơn 150% lãi suất ngân hàng nhà nước tại thời điểm vay

      Công ty A vay tiền của công ty B (không phải tổ chức tín dụng) 200.000.000 đồng, mức lãi suất 16%/ năm. Lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay là 9.8% / năm. Biết công ty A đã góp đầy đủ vốn điều lệ theo quy định

Kết

Mức lãi suất tối đa mà bên A phải trả được tính vào chi phí hợp lý là 150% x 9.8% = 14.7% /năm

=>Mức lãi suất mà công ty A phải trả là: 200.000.000 x 16% = 32.000.000 đồng

=>Mức lãi suất công ty đa được tính vào chi phí hợp lý là: 200.000.000 x 14.7% =  29.400.000 đồng

=>Mức lãi suất phải trả không được tính vào chi phí hợp lý là: 32.000.000 – 29.400.000 = 2.600.000 đồng

Ví dụ 2:  Góp đủ vốn điều lệ; vay của cá nhân

Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 2 tỷ. Đã góp đủ tại thời điểm đăng ký. Do thiếu tiền mặt nên đi vay 200.00.000 đồng của chị Vân với lãi suất 8%/ năm. Lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay là 9.8%. Tiền lãi trả theo năm

Kết:

-Số tiền lãi vay công ty A phải trả chị Vân: 200.00.000 x 8% = 16.000.000 đồng => được tính vào chi phí hợp lý

- Trước khi trả tiền lãi vay thì công ty A tiến hành giữ lại tiền thuế TNCN của chị Vận. Số tiền công ty A giữ lại là : 5% x 16.000.000 = 800.000 đồng

=>Công ty A thực trả cho chị Vân: 15.200.000 đồng

Ví dụ 3:  Số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu

Ngày 01/09/2015 công ty A được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Số vốn điều lệ đã đăng ký là 5 tỷ đồng. Đến ngày 01/01/2016 công ty A đã góp được 4 tỷ đồng và không hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định về việc không góp đủ vốn. Công ty A vay công ty B 1 tỷ đồng để hoạt động kinh doanh với mức lãi suất 9% /năm. Lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay là 9.8%.

Kết:

Tiền lãi vay công ty A phải trả công ty B là: 9% x 1.000.000.000 = 90.000.000 đồng

Công ty B phải xuất hoá đơn GTGT khi thu được lãi từ công ty A. Tại phần thuế suất không ghi “ gạch chéo”

ð  Công ty A không được tính làm chi phí hợp lý cho phần lãi vay này.

Ví dụ 4: Tổng số tiền các khoản vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu

       Ngày 01/09/2015 công ty A được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Số vốn điều lệ đã đăng ký là 5 tỷ đồng. Đến ngày 01/01/2016 công ty A đã góp được 4 tỷ đồng và không hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định về việc không góp đủ vốn. Công ty A vay công ty B 1.5  tỷ đồng và vay chị Vân 500.000.000 đồng để hoạt động kinh doanh với mức lãi suất 9% /năm. Lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay là 9.8%.

Kết:

Tiền lãi vay phải trả công ty B: 1 500.000.000 x 9% = 135.000.000 đồng

Tiền lãi vay phải trả chị Vân : 500.000.000 * 9% = 45.000.000 đồng

ð  Tổng số tiền lãi công ty A phải trả là : 180.000.000 đồng

Số vốn góp còn thiếu : 1.000.000.000

Tổng số tiền vay: 1.500.000.000 + 500.000.000 = 2.000.000.000

ð  Số tiền lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý là:

( 1.000.000.000x  100% /2.000.000.000) x 180.000.000 = 90.000.000 đồng

Ví dụ 5: Chỉ phát sinh 1 khoản vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu

Ngày 01/09/2015 công ty A được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Số vốn điều lệ đã đăng ký là 5 tỷ đồng. Đến ngày 01/01/2016 công ty A đã góp được 4 tỷ đồng, ngày 01/04/2016 công ty A tiếp tục góp thêm 500.000.000 đồng và không hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định về việc không góp đủ vốn. Ngày 01/01/2016, Công ty A vay công ty B 800.000.000 đồng để hoạt động kinh doanh với mức lãi suất 9% /năm. Lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay là 9.8%.

Kết:

Số vốn điều lệ còn thiếu tính đến trước 01/04/2016: 1.000.000.000 đồng

Số vốn điều lệ còn thiếu tính từ ngày 01/04/2016: 500.000.000

Tiền lãi vay  không được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định :

*Từ ngày 01/01/2016 – 31/03/2016 có 91 ngày:

                        1.000.000.000x 9% x 91/366 =  22.377.049 đồng

           *Từ ngày 01/04/2016 – 31/12/2016 có 275 ngày

                        1.000.000.0000 x 9% x (275/366) = 67.622.951 đồng

Vậy số tiền lãi vay không được tính làm chi phí hợp lý là:

                    22.377.049+ 67.622.951 =90.000.000

Tiền lãi vay công ty A phải trả thực tế từ 01/01/2016 -31/12/2016

               800.000.000 x 9% = 72.000.000 đồng

 VẬY: Tiền lãi vay năm 2016 mà công ty A phải trả không được tính vào chi phí hợp lý

Hy vọng với bài viết trên đây của Đại lý thuế Địa Nam, bạn đọc và các bạn kế toán đã nắm được các quy định về việc đưa chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý. Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19006243- Đại lý thuế Địa Nam chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về thuế:

- Dịch vụ báo cáo tài chính

- Dịch vụ rà soát, dọn dẹp sổ sách kế toán

- Dịch vụ quyết toán thuế ,...

-----------------------------------------------------------

 

 


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789