Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Bao nhiêu năm doanh nghiệp nên quyết toán thuế một lần?

Đăng : 08/10/2016 11:27 AM

Quyết toán thuế là công việc bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp nhằm hoàn tất nghĩa vụ thuế trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không chủ động Quyết toán thuế, cơ quan thuế trực tiếp quản lý sẽ dựa vào quy mô và tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà định ra thời gian quyết toán thuế cho mỗi doanh nghiệp. Thời gian quyết toán không cố định trong bao năm, thông thường là 3 hoặc 5 năm, nhưng có thể là mỗi năm một lần.

Bao lâu thì doanh nghiệp nên quyết toán thuế một lần? Các doanh nghiệp có nên chủ động quyết toán thuế không? Tối đa bao lâu doanh nghiệp sẽ bị thanh tra, quyết toán thuế? Hãy cùng Đại lý thuế Địa Nam thảo luận để trả lời các vấn đề trên.

1 Thời gian quyết toán thuế

- Theo điểm a, b, khoản 1, điều 10, TT 156/2013/TT-BTC : Doanh nghiệp phải tính và xác định tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước; phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ nội dung trong tờ khai theo quy định của Bộ tài chính => Khi kê khai và làm báo cáo thuế doanh nghiệp phải tự khai, tự chịu trách nhiệm về số liệu mình đã khai

- Theo quy định về kiểm tra kế toán tại điều 35, Luật kế toán số 03/2003/QH11 thì Doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan thuế không quá 1 lần trong năm về cùng 1 nội dung , khi Cơ quan thuế xuống kiểm tra thì phải thông báo trước với doanh nghiệp bằng văn bản ít nhất là 7 ngày

- Có thể bạn đang nhầm lẫn mốc thời gian giữa“ thời hạn quyết toán thuế” với “ thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế” . Theo điều 4, chương I, thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế:

+  Trong thời gian 2 năm nếu doanh nghiệp vi phạm thủ tục thuế: chậm nộp hồ sơ thuế, khai không đúng nội dụng tờ khai,…. => Phạt về hành vi vi phạm  thủ tục thuế và phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.

+ Trong thời gian 5 năm: doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự => Bị phạt vi phạm về hành vi trốn thuế, gian lận thuế và phải nộp tiền thuế phải nộp + nộp chậm .

+ Trong thời gian 10 năm: Nếu quá thời gian xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước

- Khoản 1, Điều 56, Chương VIII, thông tư 28/2011/TT-BTC quy định về thanh tra thuế có nội dung

”1. Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc lập kế hoạch thanh tra phải được xây dựng đối với các trường hợp quy định tại Điều 81 của Luật Quản lý thuế và phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, từ đó phát hiện, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, nội dung, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.”

Như vậy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy cụ thể thời gian doanh nghiệp phải quyết toán thuế nên cơ quan thuế có quyền kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong tất cả các năm mà không căn cứ là 3 hay 5 năm. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu quyết toán thuế bằng văn bản

2.  Lợi ích khi doanh nghiệp chủ động quyết toán

2.1 Lợi ích khi chủ động quyết toán thuế

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay có tư tưởng “ nước đến chân nhảy vẫn kịp”, không có kế hoạch chuẩn bị quyết toán nên khi có công văn kiểm tra quyết toán mới vội vàng chuẩn bị hồ sơ sổ sách, chứng từ. Tuy nhiên, khối lượng chứng từ sổ sách trong một thời gian dài  thường rất nhiều và do vội vàng chuẩn bị nên hay mắc sai sót dẫn đến bị bóc chi phí, phạt vi phạm là điều khó tránh khỏi.

Thuế Địa Nam đưa ra cho bạn sự so sánh về việc chủ động và bị động quyết toán  thuế qua bảng sau:

Tiêu chí

Chủ động quyết toán thuế

Bị động

Thời gian chuẩn bị

- Doanh nghiệp có kế hoạch để quyết toán thuế nên đã lên được kế hoạch thời gian tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ, sổ sách

- Thường sau khi nhận được thông báo thì doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tối đa khoản 2 tháng từ khi nhận được thông báo

Sai sót

- Doanh nghiệp phát hiện sai sót và tìm cách khắc phục chi tiết

- Doanh nghiệp phát hiện sai sót chộp giật và khó xử lý đối với những sai sót từ những năm cũ

Bóc chi phí

- Khi doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị quyết toán thì phải chuẩn bị đầyđủ và hoàn thiện ở mức tối đa=> Chi phí bị loại ít hơn

- Với kiểu xử lý theo kiểu chộp giật, vội vàng => Chi phí bị loại cao

Tinh thần

Nắm thế chủ động nên kế toán có thời gian nắm rõ các khoản chi phí => Dễ dàng giải trình khi cần

Kế toán bị áp lực vì chuẩn bị hồ sơ liên tục không có thời gian nghỉ ngơi=> Khó giải thích rõ ràng cho cán bộ thuế

      Nhằm giúp doanh nghiệp vừa giải quyết những khó khăn trước mắt trong kỳ quyết toán vừa kiện toàn hoạt động tài chính doanh nghiệp, hạn chế sai sót trong tương lai, Đại lý thuếĐịa Nam xin cung cấp dịch vụ “ Quyết toán thuế

Dịch vụ quyết toán thuế của Đại lý thuếĐịa Nam sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

+ Chứng từ hoá đơn: Trải qua một thời gian dài hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thất thoát hoá đơn chứng từ => Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, sắp xếp, điều chỉnh hoá đơn, chứng từ cho phù hợp với quy định từng thời kỳ

+ Sổ sách kế toán:  Nếu doanh nghiệp thường “đổi đời” kế toán thì cách hạch toán, theo dõi sổ sách, làm báo cáo tài chính không thống nhất, có thể sai sót => Đại lý Thuế Địa Nam sẽ sắp xếp, chỉnh sửa theo quy chuẩn của Bộ tài chính. Đồng thời thông qua hệ thống sổ sách báo cáo chúng tôi có thể ước tính mức độ rủi ro về thuế và đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho doanh nghiệp

+ Chịu trách nhiệm giải trình khi thuế thực tế

2.2 Căn cứ và hồ sơ xin quyết toán thuế

* Căn cứ xin quyết toán thuế

Doanh nghiệp thường căn cứ vào thời gian hoặc doanh thu hàng năm để yêu cầu quyết toán

Ví dụ tham khảo:

Thời gian (năm)

Mức doanh thu (tính theo năm)

1 năm/ lần

>100 tỷ

3 năm /lần

100 tỷ> Doanh thu> 50 tỷ

5 năm/lần ; 10 năm/ lần

Doanh thu<50 tỷ

 *Hồ sơ xin quyết toán thuế

Khi doanh nghiệp có kế hoạch quyết toán thuế thì doanh nghiệp chỉ cần nộp“ Công văn xin quyết toán thuế”. Đợi công văn trả lời của chi cục thuế và tiến hành chuẩn bị hồ sơ!

>>> Mời bạn đọc tham khảo bài viết Những nguyên tắc vàng cần lưu ý khi quyết toán thuế

----------------------------------------------------------------------------

 


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789