Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Chi phí lương lao động thử việc và học việc là chi phí hợp lý khi nào?

Đăng : 17/02/2017 02:54 PM

Tình huống thực tế: 

Hợp đồng thử việc và hợp đồng học việc có phải là hợp đồng lao động không ạ? chi phí lương của người lao động trong quá trình học việc, thử việc tại doanh nghiệp có được coi là chi phí hợp lý không? nếu coi là chi phí hợp lý cần những giấy tờ gì?

Cá nhân cư trú có ký 2 loại hợp đồng trên thì có kê vào phụ lục 05-2/BK-QTT-TNCN không ạ?

Đối với câu hỏi của bạn, Đại lý thuế Địa Nam xin giải đáp như sau: 

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động thường trải qua quá trình thử việc (tối đa 2 tháng) hoặc học việc (không quy định thời hạn tối đa) trước khi trở thành nhân viên chính thức của tổ chức, doanh nghiệp. Phần tiền lương, phụ cấp người sử dụng lao động trả trong thời gian này do thỏa thuận với người sử dụng lao động thông qua hình thức hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng học việc. 

 Với câu hỏi hợp đồng học việc và hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không? 

Theo điều 15, Luật lao động 2012 có: 

"Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động." 

--> Do vậy khẳng định Hợp đồng học việc và hợp đồng thử việc là HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG  

Người lao động được trả lương trong thời gian thử việc, học việc thì khoản thu nhập đó có tính thuế TNCN không?

Theo điểm i, khoản 1 thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định: 

"i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Theo quy định nêu trên, tùy thuộc vào mức thu nhập của người lao động được nhận thực tế trong thời gian học việc, thử việc để xác định việc khấu trừ thuế TNCN.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lưu ý quy định tại Luật lao động 2012 (mức lương thử việc tối thiểu 85% mức lương chính thức) + các quy định về mức lương tối thiểu vùng để có cơ cấu về mức lương thử việc sao cho đúng với quy định của pháp luật. Với mức lương tối thiểu vùng năm 2017 thì toàn bộ các hợp đồng thử việc mức lương thỏa thuận không thể dưới 2 triệu đồng.

--> Năm 2017, doanh nghiệp muốn giao kết Hợp đồng lao động dưới 2 triệu đồng và không xác định thời hạn thì phải sử dụng hợp đồng học việc. 

Lưu ý đầu tiên khi xác định thu nhập chịu thuế từng trường hợp là các khoản phụ cấp trong quá trình học việc, thử việc. 

Các khoản phụ cấp (nếu có) trong quá trình học việc, thử việc dù có quá hay trong mức quy định ko tính thuế đều được coi là thu nhập tính thuế của người lao động. Tổng thu nhập trong quá trình làm việc được xét = thu nhập tiền lương, tiền công + phụ cấp, trợ cấp (nếu có). 

Xét mức thu nhập của người lao động có 2 mức sau: 

Thu nhập/ tháng dưới 2 triệu đồng:

Với mức thu nhập được trả dưới 2 triệu đồng/ tháng, người lao động KHÔNG thuộc diện khấu trừ thuế TNCN

Khi trả lương và tính lương này vào làm chi phí hợp lý, kế toán chỉ cần giữ lại bản photo CMTDN hoặc CCCD của cá nhân đó kèm theo: Hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán tiền lương có chữ ký, bảng chấm công...mà không quan trọng là cá nhân đó đã có mã số thuế hay chưa có mã số thuế. 

Thu nhập/ tháng cao hơn/bằng 2 triệu đồng

Người lao động thử việc, học việc có mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng thuộc diện nộp thuế TNCN, cá nhân, tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN 10% tổng thu nhập cả tháng trước khi chi trả cho người lao động có cư trú, 20% đối với cá nhân không cư trú (người nước ngoài). 

Người sử dụng lao động khấu trừ thuế TNCN của người lao động theo mức nêu trên, số tiền thuế khấu trừ này được doanh nghiệp tổng hợp, kê khai trên tờ khai thuế TNCN và nộp về ngân sách nhà nước. Người trả thu nhập có trách nhiệm nộp đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế (mẫu 07/CTKT-TNCN - ban hành kèm thông tư 92/2015/TT-BTC) để cấp cho người lao động và đồng thời làm báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế. 

Đồng thời, cá nhân cư trú có ký 2 loại hợp đồng thuộc diện khấu trừ thuế TNCN toàn phần nêu trên thì kế toán kê vào phụ lục 05-2/BK-QTT-TNCN và không tick vào dấu ủy quyền quyết toán thuế. 

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng nhưng trong năm doanh nghiệp ký nhiều lầntổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp trên 3 tháng --> dưới 12 tháng thì kế toán tính thuế của các cá nhân này theo biểu lũy tiến từng phần cho doanh thu từng tháng. 

Trường hợp cá nhân tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN: 

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết 02/CK-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Lưu ý về điều kiện có thể làm cam kết 02/CK-TNCN như sau: 

- Hợp đồng lao động thời hạn dưới 03 tháng; (Trên 03 tháng hoặc bất kỳ loại hợp đồng khác đều không thuộc diện làm cam kết 02/CK-TNCN). 

- Cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ nơi trả thu nhập nêu trên, tổng thu nhập ước tính sau khi trừ gia cảnh chưa tới mức nộp thuế; (Cá nhân có nguồn thu nhập từ 02 nơi trở lên không thuộc diện làm cam kết 02/CK-TNCN) 

- Tại thời điểm làm cam kết này, người lao động đã có mã số thuế cá nhân; (Cá nhân chưa có mã số thuế cá nhân thì không không thuộc diện làm cam kết 02/CK-TNCN). 

Bộ chứng từ đầy đủ đối với lao động thử việc, học việc như sau: 

- Hợp đồng lao động (hình thức thử việc, học việc) + hồ sơ lao động. 

- Bảng chấm công (với trường hợp công việc khoán theo khối lượng, sản phẩm đạt được mức thu nhập trong tháng đó thì không nhất thiết cần bảng chấm công nhưng quy định về việc trả lương khoán này cần được quy định chi tiết tại quy chế, quy định tại Doanh nghiệp). 

- Chứng từ thanh toán (bảng lương đầy đủ chữ ký). 

Trên đây là bài viết chi tiết về lương của người lao động trong thời gian học việc, thử việc do Đại lý thuế Địa Nam xuất bản, mọi đơn vị sao chép cần ghi rõ nguồn (thue.dianam.vn). Mọi thắc mắc và câu hỏi liên quan, độc giả vui lòng gọi tổng đài 19006243 nhánh số 3 hoặc 7 để được tư vấn chi tiết. 

==========================

ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM chuyên thực hiện các thủ tục về thuế, kế toán, báo cáo tài chính doanh nghiệp

"Chúng tôi không bán sản phẩm rẻ nhất - Chúng tôi bán sản phẩm tốt nhất"


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789