Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Cửa hàng kinh doanh hộ cá thể thì phải nộp loại thuế gì?

Đăng : 06/03/2017 01:51 PM

Tình huống cụ thể: 

Thuế Địa Nam cho mình hỏi: Em trai mình có một cửa hàng bán đồ mỹ phẩm, nước hoa, có đăng ký hộ kinh doanh cá thể, vừa rồi trên cơ quan thuế có gửi thông báo về số tiền thuế đóng trong năm 2017, ngồi cộng lại thì tổng 4 quý năm 2017 phải đóng 28 triệu (trong đó thuế GTGT là 2,5 triệu/quý; thuế TNCN là 4 triệu/quý) và tiền thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng. 

Vậy căn cứ nào để xác định mức thuế phải đóng trong năm của hộ kinh doanh cá thể? 

Đại lý thuế Địa Nam xin giải đáp cụ thể như sau: 

Vào quý I hàng năm, các hộ kinh doanh thường nhận được thông báo của cơ quan thuế về tổng hợp số tiền thuế đóng 1 năm đối với mỗi hộ kinh doanh. Chúng ta sẽ đi từng vấn đề gồm: 

1. Kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào? 

Khoản 2, điều 6 Nghị định 124/2015 NĐ - CP ngày 19/11/2015 có quy định: 

"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định."

Do vậy: nếu với mô hình kinh doanh nhỏ, dù có hay không có địa điểm kinh doanh cố định (nhất là các hoạt động kinh doanh qua mạng) Thuế Địa Nam xin được khuyên là nên thành lập hộ kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh. 

Tham khảo: Dịch vụ thành lập kinh doanh hộ cá thể trọn gói của Luật Sao Việt & Thuế Địa Nam từ 1,5 triệu đồng. 

2. Phân loại hộ kinh doanh cá thể, loại thuế phải nộp và phương pháp tính thuế:  

Khoản 1, điều 1 Chương I Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

“Người nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh).”

Các loại thuế hiện hành áp dụng với hộ kinh doanh cá thể gồm: Thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN. Tùy doanh thu, ngành nghề khác nhau mà mức thuế suất khác nhau --> mức thuế đóng/năm khác nhau. 

2.1. Phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh:

- Cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định (Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi,...); cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.

- Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi (nhưng không bao gồm dịch vụ lưu trú: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí); 

- Cá nhân cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

- Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.

2.2. Phương pháp nộp thuế khoán: 

Toàn bộ các hộ kinh doanh không thuộc mục 2.1 cơ quan thuế tại địa phương sẽ áp dụng phương pháp nộp thuế khoán cho các hộ kinh doanh này.

3. Quy định về mức đóng của từng loại?

3.1. Thuế môn bài

Mức đóng thuế môn bài đóng theo năm đối với từng hộ kinh doanh cá thể căn cứ theo Thông tư 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 cụ thể:

Doanh thu bình quân năm

Mức thuế môn bài cả năm

Doanh thu >500 triệu/năm

1.000.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu/năm

300.000 đồng/năm

3.2. Thuế TNCN và thuế GTGT

Đối với hai phương pháp nộp thuế thì cách tính thuế đều giống nhau, chỉ khác nộp thuế theo thuế khoán thì doanh thu tính theo năm còn nộp thuế theo từng lần phát sinh thì doanh thu tính theo từng lần phát sinh (không kể là một năm phát sinh mấy lần).

Xác định số thuế phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Căn cứ theo điểm b, c khoản 2 điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC về mức thuế suất tính trên doanh thu của cả hai mức đóng thuế TNCN và thuế GTGT gồm:

TT

Ngành nghề

Thuế suất GTGT

Thuế suất TNCN

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0.5%

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1.5%

4

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

Chú ý:

-  Các bạn muốn tra kỹ hơn thuế suất áp dụng cho từng ngành nghề xin tham khảo phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 92.

-  Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

-  Đối với hộ kinh doanh mới ra kinh doanh, thời điểm xác định doanh thu là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

5. Căn cứ để xác định mức thuế cần phải nộp? 

Đây là vấn đề mọi người cần chú ý để mức thuế nộp hợp lý, tránh tình trạng mọi người nhận được thông báo thuế mà không biết căn cứ. Thuế Địa Nam xin đưa ra căn cứ gồm:

-  Mức vốn đăng ký tại tờ khai đăng ký kinh doanh: đối với các hộ thuế khoán, dựa vào mức vốn đăng ký và ngành nghề kinh doanh làm 1 căn cứ để cơ quan thuế có thể xác định mức doanh thu theo năm.

-  Mức doanh thu khai 01 năm một lần tại cơ quan thuế (xem mẫu tại: Mẫu tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh năm 2017), thực tế các hộ kinh doanh cá thể sẽ có giấy mời họp theo khu vực để khai tập trung/lần trong năm. Căn cứ vào mức khai tại tờ khai này, cơ quan thuế sử dụng các dữ liệu hiện có (hộ kinh doanh khác trong khu vực + quá trình thanh kiểm tra nếu thấy có sự sai lệch lớn) để có thể xác định mức doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến theo năm để niêm yết công khai tại từng địa điểm quy định tại khoản 5, điều 6 Thông tư 92/2015.

-  Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chi cục Thuế gửi Thông báo mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến và Bảng công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cho từng cá nhân kinh doanh, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 31 tháng 12.

Xem chi tiết mẫu tại đây: Mẫu thông báo và bảng công khai mức thuế và cá nhân nộp thuế năm 2017

6. Nộp thuế kinh doanh không tròn năm? 

Hỏi: Tôi bắt đầu kinh doanh từ tháng 11/2016 và dự kiến có doanh thu khoán của 02 tháng thực tế kinh doanh là 20 triệu đồng. Xin hỏi tôi có phải nộp thuế GTGT và TNCN năm 2016 không?

Trả lời: Bạn bắt đầu kinh doanh từ tháng 11 năm 2016, và dự kiến có doanh thu khoán của 02 tháng thực tế kinh doanh là 20 triệu đồng (trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, bạn thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 11 năm 2016 là 20 triệu đồng.

Tiền thuế GTGT phải nộp = 5% * 20.000.000 = 1.000.000 đồng

Tiền thuế TNCN phải nộp = 3% * 20.000.000 = 600.000 đồng

Tổng tiền thuế phải nộp = 1.600.000 đồng.

Hỏi:  Nhà em đang kinh doanh bình thường nhưng dự định sẽ nghỉ khoảng 6 tháng để đưa mẹ em đi chữa bệnh. Vậy có phải làm thông báo gì và thuế có được giảm không?

Trả lời: Đối với hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu ngừng/tạm nghỉ kinh doanh thì theo khoản 1 điều 21 Thông tư 95/2016 thì cá nhân chủ hộ cần thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh. Mẫu thông báo ngừng nghỉ kinh doanh các bạn có thể tham khảo tại đây: Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

Số thuế được giảm của hộ kinh doanh cá thể sẽ căn cứ vào thời gian ngừng nghỉ kinh doanh/quý, cụ thể như sau:

-  Nghỉ không trọn tháng (<01 tháng) --> không được giảm thuế;

-  Nghỉ liên tục 01 tháng (từ ngày 01 --> hết ngày cuối cùng của tháng) trở lên --> giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý;

-  Nghỉ liên tục trọn 02 tháng trở lên --> giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp trong quý;

-  Nghỉ trọn quý (3 tháng) --> giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý.

Theo như bạn trình bày thì bạn dự định nghỉ 6 tháng nhưng không biết quý nào, do vậy tùy thuộc vào thực tế số tháng thuộc quý để căn theo quy định phía trên.

-  06 tháng thuộc trọn 2 quý từ 01/04-01/10 --> miễn thuế 02 quý II và III.

- 06 tháng thuộc vào 3 quý từ tháng 01/03-01/09 --> thời gian nghỉ kinh doanh tương ứng với số tiền thuế được giảm như sau: 01 tháng quý I, trọn quý II, 02 tháng quý III.

-  06 tháng không trọn tháng (20/03-20/9) số tháng làm tròn 4,5,6,7,8 --> giảm được thuế 5 tháng.

6. Hộ kinh doanh cá thể muốn xuất hóa đơn thì phải làm cách nào? 

-  Đối với các hộ kinh doanh cá thể được xác định mức doanh thu <100 triệu/năm thì không cần phải nộp bất kỳ loại thuế nào (kể cả thuế môn bài - khoản 1, điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2017) thì các chi phí thực tế có biên bản giao nhận, phiếu xuất kho…

- Đối với các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu >100 triệu/năm thuộc cả hai phương pháp nộp thuế sử dụng hóa đơn mua tại cơ quan thuế, thủ tục bao gồm: 

Căn cứ:

-  Điều 12, thông tư 39/2014/TT-BTC.  

-  Điều 6 thông tư 92/2015/TT-BTC.

-  Điều 7 công văn số 1839/TCT-CS năm 2014.

Theo đó, cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát hành cần có các giấy tờ sau:

-  Đơn đề nghị mua hóa đơn (Mẫu 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm thông tư 39)

-  Chứng minh thư còn thời hạn của người mua hóa đơn (có tên trong đơn đề nghị mua hóa đơn)

-  Văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm thông tư 39) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Trên đây là toàn bộ các vấn đề liên quan đến quy định về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, toàn bộ các thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ quý vị có thể viết email và gửi email: dailythuedianam@gmail.com hoặc gọi tới tổng đài: 19006243 để được tư vấn miễn phí. 

==========================

ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM chuyên thực hiện các thủ tục về thuế, kế toán, báo cáo tài chính doanh nghiệp

"Chúng tôi không bán sản phẩm rẻ nhất - Chúng tôi bán sản phẩm tốt nhất"


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789