Đăng ký | Đăng nhập

Hãy nhập email và tên của bạn để bắt đầu

Email

Tên của bạn

Dia Nam Corp


Tên đăng nhập


Mật khẩu

Quên mật khẩu

Đặt quảng cáo :0123456789
Dian Nam Slogan

Thông Tư 200 Của Bộ Tài Chính Về Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp

Đăng : 26/12/2017 08:37 AM

Thông tư 200 của bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp

 

thông tư 200 của bộ tài chính - đại lý thuế địa nam

 

Thông tư 200 của Bộ Tài Chính về chế độ kế toán doanh nghiệp có rất nhiều điểm mới, nhiều điểm cần chú ý. Các doanh nghiệp cần nắm bắt những điểm quan trọng để thực hiện theo, tránh các trường hợp sai sót hoặc rắc rối rủi ro không đáng có.

Đại lý Thuế Địa Nam viết bài này để hệ thống và tóm tắt lại toàn bộ những điểm cần chú ý Thông tư 200 năm 2014 nhằm giúp các quý bạn đọc dễ nắm bắt và hiểu được nội dung cơ bản của Thông tư.

 

I. Nguyên tắc xây dựng Thông tư 200

1. Phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang tính khả thi

2. Tôn trọng bản chất hơn hình thức

3. Linh hoạt và mở, Lấy mục tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp, phục vụ nhà đầu tư và chủ nợ làm trọng tâm; Không kế toán vì mục đích thuế

4. Phù hợp với thông lệ quốc tế

5. Tách biệt kỹ thuật kế toán trên TK và báo cáo tài chính; Khái niệm ngắn hạn và dài hạn chỉ áp dụng đối với Bảng cân đối kế toán, không áp dụng đối với TK

6. Đề cao trách nhiệm của người hành nghề.

 

II. Quy định chung của Thông tư 200

1. Đối tượng áp dụng của Thông tư 200

Áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. SME được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

2. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 200

Hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính theo thông tư 200, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

3. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính bằng ngoại tệ còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang VND khi công bố và nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước.

– Báo cáo tài chính mang tính pháp lý là Báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam. Báo cáo tài chính pháp lý phải được kiểm toán.

– Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang VND, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính.

 

4. Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang VND

a) Nguyên tắc lập báo cáo tài chính của thông tư 200

-  Tài sản và nợ phải trả được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ (là tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch);

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn;

- Chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày đánh giá;

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,  được quy đổi bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh hoặc tỷ giá bình quân kỳ kế toán (nếu chênh lệch không vượt quá 3%)

b) Phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi Báo cáo tài chính sang VND:

Được ghi nhận trên chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” – Mã số 417 thuộc phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán

 

5. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

- Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn phù hợp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán

- Tỷ giá áp dụng khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán:

+ Áp dụng tỷ giá chuyển khoản của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch tại thời điểm đầu niên độ kế toán để chuyển đổi số dư trên sổ kế toán đối với các khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán

+ Áp dụng tỷ giá chuyển khoản bình quân kỳ trước liền kề với kỳ thay đổi (nếu xấp xỉ tỷ giá thực tế) để trình bày thông tin so sánh trên báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ có sự thay đổi.

+ Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính lý do thay đổi và những ảnh hưởng (nếu có) đối với báo cáo tài chính.

 

6. Quyền và trách nhiệm của đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc theo thông tư 200

- Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng đối với:

+ Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;

+ Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ: Doanh thu, giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Việc ghi nhận doanh thu từ các giao dịch nội bộ để trình bày trên báo cáo tài chính của các đơn vị không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán (hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ);

+ Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc mô hình tổ chức kế toán tập trung hay phân tán, doanh nghiệp có thể giao đơn vị hạch toán phụ thuộc phản ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chỉ phản ánh đến doanh thu, chi phí.

 

7. Thông tư 200 về đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán

a) Bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

b) Bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

c) Đối với chứng từ và sổ kế toán: Doanh nghiệp tự thiết kế mẫu biểu và hình thức, không bắt buộc.

 

8. Thông tư 200 đối với nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam về chế độ kế toán

a) Các nhà thầu có đặc thù áp dụng theo cân đối kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng cho nhà thầu;

b) Các nhà thầu không có cân đối kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì được lựa chọn áp dụng đầy đủ cân đối kế toán hoặc vận dụng một số nội dung của cân đối kế toán, nếu áp dụng đầy đủ cân đối kế toán thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ.

c) Phải thông báo cho cơ quan thuế về cân đối kế toán áp dụng không chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động. Khi thay đổi thể thức áp dụng cân đối kế toán phải thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.

 

9. Chứng từ kế toán theo thông tư 200

- Doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP

- Chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.

- Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, có thể áp dụng theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư này.

 

10. Thông tư 200 quy định Sổ kế toán như thế nào?

- Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.

- Nếu không tự xây dựng sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này.

- Được tự sửa chữa sổ kế toán theo phương pháp phù hợp với Luật kế toán và hồi tố theo VAS 29.

 

III. Phương pháp hạch toán các tài khoản theo thông tư 200

Một số thay đổi của thông tư 200 về tài khoản kế toán

(1) Bỏ các TK ngoài bảng (TK 001-009), DN theo dõi và thuyết minh Báo cáo tài chính

(2) Gộp các tài khoản

- Gộp các TK 129, 139, 159, 229 được ghép vào TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291-DP giảm giá KD CK; 2292-DP tổn thất đầu tư và đơn vị khác; 2293-DP phải thu khó đòi; 2294-DP giảm giá HTK)

- Gộp các TK 142, 242 thành TK 242 – Chi phí trả trước

- Gộp TK 222, 223 thành TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

- Gộp TK 144, 244 thành TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược; gộp TK 344 (344&chi tiết 338- nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn);

- Tài khoản 521 gộp từ TK 521,531,532; đổi tên 411

- Gộp TK 311, 315, 341, 342 thành TK 341 – Vay&Nợ thuê tài chính (3411-Các khoản đi vay, 3412-Nợ thuê tài chính)

- Gộp TK 511, 512 thành TK 511; TK 415 vào TK 411

- Mở thêm các tài khoản chi tiết các TK cấp 2 các TK 352, TK 153, TK 155, TK 228, TK 111, TK 112

(3) Thông tư 200 Bổ xung TK cấp 1 và TK cấp 2

- TK357 – Qũy bình ổn giá; TK 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

- TK155: 1551 (TP nhập kho), 1557 (thành phẩm BĐS)

- Thêm TK 1534-Thiết bị, phụ tùng thay thế

- Thêm TK: 1362 (Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá); 1363 (Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa); TK1368 (Phải thu nội bộ khác)

- TK 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác

- Thêm TK: 4111 (Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết); 4112 (Cổ phiếu ưu đãi); 4113 (Quyền chọn trái phiếu chuyển đổi)

(4) Phân loại lại các TK về đầu tư tài chính

- TK 121 – Chứng khoán kinh doanh, 1211 – Cổ phiếu, 1212 – Trái phiếu, 1218 – Chứng khoán và công cụ tài chính khác, TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn;1282- Trái phiếu;1283- Cho vay, 1288 – Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

- Như cổ phiếu ưu đãi bên phát hành phải mua lại ở thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu…

- Đầu tư vốn vào đơn vị khác 221, 222, 2281

 

đại lý thuế địa nam

HOTLINE: 0946.978.282

Đại lý Thuế Địa Nam

Địa chỉ: 525 Lạc Long Quân

Điện thoại: (+84) 4 3787 8822

Fax: (+84) 4 3787 8282
Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

 

 


Bài viết khác

.

    ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG



        Liên hệ công ty

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM

    Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243

    Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822

    Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn

    Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

    Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013

    Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015

    Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.

     

    DMCA.com Protection Status
    Đặt quảng cáo :0123456789