Hướng dẫn xử lý HĐĐT có sai sót và quy định HĐĐT không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung
Đăng : 27/03/2020 10:35 AM
Chậm nhất đến ngày 1/11/2020, các doanh nghiệp phải hoàn thành việc chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn tự in, hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định về hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính đã hướng dẫn nhiều điểm mới về lập và phát hành hóa đơn điện tử, trong đó có hướng dẫn cụ thể về xử lý hóa đơn điện tử khi có sai sót và quy định hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, người mua.
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Thukyluat
1. Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót
Tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
- Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy HĐĐT và lập HĐĐT mới thay thế.
Nếu cơ quan thuế phát hiện HĐĐT có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy HĐĐT có sai sót và lập hóa đơn mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
- Trường hợp HĐĐT không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Nếu dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế.
HĐĐT mới thay thế HĐĐT đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua.
2. Hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có đầy đủ các nội dung
Nội dung hóa đơn điện tử về cơ bản giống nội dung hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử được hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, chỉ bổ sung thêm chỉ tiêu: mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
a) Về ký hiệu hóa đơn:
Ký hiệu mẫu số hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC: Ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn như hóa đơn GTGT; hóa đơn bán hàng; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử; các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác, nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định.
b) Về chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, người mua trên hóa đơn điện tử:
Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định: Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của DN, tổ chức. Trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Lưu ý: Một số trường hợp đặc thù trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký người bán. Trên hóa đơn điện tử cũng không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, trừ trường hợp có thỏa thuận riêng giữa người bán và người mua.
c) Thời điểm lập hóa đơn điện tử:
Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định là thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm và phù hợp với thời điểm lập hóa đơn điện tử.
d) Các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung:
- Hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh;
- Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh;
- Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ;
- Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử;
- Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ hợp đồng;
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử;
- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.
Bài viết khác
.
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Tư vấn kế toán
VIDEO
ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM
Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243
Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822
Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013
Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015
Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.