Mẫu bảng chấm công_số hiệu 01a-LĐTL
Đăng : 11/12/2023 09:04 AM
Mẫu bảng chấm công_số hiệu 01a-LĐTL mới nhất theo thông tư 200, hướng dẫn lập bảng, phương pháp chấm công và lưu ý.
1. Hướng dẫn lập bảng.
1. Điền đầy đủ tên doanh nghiệp.
2. Điền tên bộ phận chịu trách nhiệm lập bảng chấm công.
3. Người lập bảng chấm công ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
4. Người lập bảng chấm công ghi tổng số công hưởng lương theo sản phẩm của từng người trong tháng.
5. Người lập bảng chấm công ghi tổng số công hưởng lương theo thời gian của từng người trong tháng.
6. Người lập bảng chấm công ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
7. Người lập bảng chấm công ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng theo từng loại % lương của từng người trong tháng.
8. Người lập bảng chấm công ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.
9. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quỹ ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội.
10. Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong bảng chấm công này.
2. Phương pháp chấm công
Phương pháp chấm công: Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 02 trường hợp:
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
- Chấm công theo giờ:
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.
3. Lưu ý khi tính ngày công
Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.
Ví dụ: 21 công 7 giờ ghi 21,7.
ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM
HOTLINE: 094 697 8282
TỔNG ĐÀI 1900 6243 (Phím 2)
Điện thoại: (84-024) 3787 8822/ (84-024) 3787 8282
Địa chỉ: 525 Lạc Long Quân, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, HN
Email: info@dianam.vn – dailythuedianam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/dailythuedianam/
Tập tin đính kèm:
bảng chấm công.docxBài viết khác
.
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Tư vấn kế toán
VIDEO
ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐỊA NAM
Trụ sở: Số 525B Lạc Long Quân - Phường Xuân La - Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6243
Điện thoại: 0243 787 8282/ (84-024) 3787 8822
Email: info@dianam.vn - hotro@dianam.vn
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101592377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế số: 50936/XN-CT-HTr ngày 20/12/2013
Bản quyền thuộc Công ty cổ phần thương mại Địa Nam © 2015
Yêu cầu ghi rõ nguồn "thue.dianam.vn" khi xuất bản tin tức từ trang web.